Khi sự tham gia các hoạt động các lớp học bị giảm sút, chúng ta phải tìm đến những công cụ hỗ trợ.
Thầy cô tìm kiếm rất nhiều phương pháp để thu hút sự tập trung của học sinh. Tuy nhiên, vẫn không thể so sánh với việc các em làm việc riêng trong lớp như xoay bút, vẽ nguệch ngoạc hay nói chuyện trong giờ học. Bởi vì, tất cả học sinh sẽ không bị thu hút bởi các yếu tố vật chất. Học sinh bị thu bởi các giáo viên giảng dạy. Vì vậy, cách tốt nhất để tăng cường sự tham gia của học sinh chính là từ chính giáo viên.
3PL đã tổng hợp 20 chiến lược thiết yếu giúp duy trì sự tham gia lâu dài, mà không cần sử dụng đạo cụ phức tạp hay mất nhiều thời gian chuẩn bị sau giờ học.
Bắt đầu đếm ngược!
20. Kết nối việc học với thế giới thực.
Thầy cô sẽ cho học sinh hiểu được với những kiến thức mà họ được học bây giờ sẽ liên quan đến cuộc sống ngoài xã hội. Hãy sử dụng những câu chuyện, tình huống và các ví dụ thực tế từ ngoài lớp học, để liên kết bài giảng với " cuộc sống thực".
19. Tạo sự gắn kết với sở thích của học sinh.
Hãy tìm hiểu những điều khiến cho học sinh bị thu hút và lồng ghép vào quá trình học.
Lấy toán làm ví dụ, thầy cô có thể yêu cầu học sinh vẽ đồ thị thể hiện kết quả chơi game của họ trong tuần. Hoặc có thể nhờ những học sinh yêu thích mạng xã hội tính thử lượng người theo dõi Instagram dự đoán trong tương lai.
Việc tìm hiểu những điều này khiến học sinh thích thú cũng sẽ giúp bạn có được sự thu hút, chú ý với họ. Giúp chúng ta xây dựng được mối quan hệ và tạo sự kết nối với các học sinh.
18. Lấp đầy "thời gian chết"
"Thời gian chết" là khoảng thời gian trống trong giờ học. Có thể là trong lúc chúng ta đang giao bài tập, chuẩn bị bài giảng. Đây là những khoảng thời gian ngắn ngủi nhưng đủ khiến học sinh mất tập trung và rất khó để lấy lại sự tập trung của các em.
Hãy lấp đầy những khoảng thời gian trống này bằng những hoạt động đơn giản, nhanh chóng và không đòi hỏi quá nhiều công sức. Ví dụ như:
Làm việc nhóm mang lại cho học sinh một sự thay đổi thú vị sau những giờ học cá nhân. Các học sinh sẽ được học hỏi từ những góc nhìn khác nhau và có cơ hội thể hiện ý tưởng của mình.
Khi tổ chức làm việc nhóm, hãy dựa vào sự phán đoán và hiểu biết của bạn về những học sinh có khả năng làm việc hiệu quả cùng nhau. Việc sắp xếp hợp lý sẽ giúp tránh được những nhóm làm việc không hiệu quả, khi cho phép học sinh làm việc với nhau sẽ tạo ra sự hứng khởi, giúp việc học trở nên hiệu quả hơn.
16. Khuyến khích học sinh thường xuyên trình bày và chia sẻ
Việc tạo cơ hội cho học sinh được trình bày suy nghĩ, thể hiện bản thân trước bạn bè sẽ giúp thúc đẩy học sinh tham gia theo hai cách:
Nếu học sinh cảm thấy lo lắng khi phải phát biểu trước lớp, hãy kết hợp việc trình bày với làm việc nhóm. Dưới đây là vài ý tưởng:
Quan trọng nhất, hãy biến việc trình bày và chia sẻ thành hoạt động thường xuyên trong lớp. Lớp học sẽ trở thành một không gian bình đẳng và hấp dẫn, nơi tiếng nói của các học sinh đều được lắng nghe, không chỉ riêng giáo viên.
15. Cho học sinh có cơ hội phát biểu ý kiến
Nếu như vẫn chưa thể kết nối với học sinh, hãy để các họ nói với bạn! Hãy cho học sinh quyền góp ý về các hoạt động trong lớp học như:
Cho học sinh lựa chọn cũng giúp các bạn cảm thấy có trách nhiệm hơn với việc học của mình. Các học sinh thụ động sẽ trở nên chủ động hơn trong việc học, tham gia tích cực vào các hoạt động trong lớp.
14. Sử dụng phương tiện truyền thông đa dạng
Trình bày nội dung giảng dạy bằng nhiều hình thức khác nhau như videos, âm thanh và sử dụng các phương tiện kỷ thuật số. Việc sử dụng tài nguyên công nghệ sẽ thu hút được học sinh vì hai lý do: Thứ nhất, nó mang lại sự thay đổi thú vị, khác biệt so với việc thường xuyên học trên giấy, tập. Thứ hai, nó tạo ra một kết nối trực tiếp và phù hợp với thời đại kỹ thuật số hiện nay.
13. Khuyến khích học sinh vận động
Nếu học sinh gặp khó khăn khi phải ngồi suốt cả tiết học, hãy thử tạo ra những hoạt động vận động. Việc vận động sẽ giúp giải phóng năng lượng bị dồn nén khi ngồi lâu. Hãy thử các hoạt động sau:
Vận động cũng là cách hiệu quả để kích thích những học sinh đang mệt mỏi hoặc bị uể oải. Một hoạt động thể chất ngắn sẽ giúp họ trở nên tỉnh táo hơn và sẵn sàng bài học tiếp theo.
12. Đọc vị lớp học
Khi nhận thấy các học sinh đang có những biểu hiện không tập trung đến bài học như vẽ nguệch ngoạc, trò chuyện không liên quan, vậy đã đến lúc phải thay đổi không khí.
Cắt ngắn hoạt động nếu nó đang bị kéo dài, làm rõ các vấn đề nếu nhiều học sinh đang không hiểu được bài. Hoặc chuyển sang hoạt động khác để tăng cường sự tham gia của học sinh.
Hãy nhớ rằng: không thể yêu cầu tất cả học sinh phải luôn tập trung 100%. Điều quan trọng nhất mà chúng ta có thể làm là nhận ra khi học sinh đang mất tập trung và phản ứng kịp thời.
11. Chia nhỏ bài học thành các giai đoạn với các mốc kiểm traNếu thầy cô cung cấp tất cả các hướng dẫn cho học sinh ngay từ đầu và để các em tự làm, điều này có thể dẫn đến sự nhầm lẫn và thiếu tập trung.
Vì vậy, việc chia các bài học lớn thành các phần nhỏ để dễ thực hiện rất quan trọng. Mỗi phần có thể được chia thành các "điểm kiểm tra" ngắn, giúp định hướng lại học sinh và nhắc nhở họ về các bước tiếp theo cần thực hiện. Những điểm kiểm tra này cũng đóng vai trò như những lời nhắc nhở định kỳ, hỗ trợ học sinh khi họ cảm thấy mất phương hướng.
10. Tập trung vào việc khám phá và tìm hiểu
Đôi khi, cách hiệu quả nhất để thu hút sự chú ý của học sinh là khuyến khích họ tự học.
Hãy để học sinh tự khám phá quá trình học mà không cần hướng dẫn chi tiết từng bước. Điều này giúp các em phát triển tư duy phản biện, khả năng sáng tạo và theo đuổi những lĩnh vực nghiên cứu mà mình đam mê.
Điều này không có nghĩa là thầy cô nên rút lui đằng sau. Hãy chú ý quan sát, lắng nghe ý kiến của họ và giúp đỡ họ khi cần. Thầy cô nên đóng vai trò là người hướng dẫn, chứ không chỉ là người giảng dạy.
9. Đặt câu hỏi hay
Khi thầy cô đặt ra những câu hỏi thú vị cho học sinh, sẽ tạo ra những cuộc thảo luận sôi nổi, hấp dẫn và mở ra cơ hội để tất cả học sinh đều có thể tham gia.
Ví dụ như là:
Mặc dù việc học sinh giơ tay ngay khi bạn hỏi là điều tốt, nhưng cho các em thêm thời gian suy nghĩ mang lại hai lợi ích: Một là giúp học sinh đưa ra câu trả lời sâu sắc hơn, kích thích thảo luận thú vị. Hai là tạo cơ hội cho những em chưa kịp nghĩ ra câu trả lời có thêm thời gian suy nghĩ.
Sau khi đặt câu hỏi, hãy chờ khoảng 20 giây để học sinh có thời gian suy nghĩ và phát triển câu trả lời. Thầy cô cũng có thể thêm một câu hỏi mở như: "Hãy chứng minh câu trả lời của bạn." Cách này sẽ giúp thầy cô nhận được câu trả lời chất lượng hơn và khuyến khích nhiều học sinh tham gia trả lời.
7. Làm mọi thứ trở nên thú vị hơn
Hãy làm mới phương pháp giảng dạy của mình bằng cách kết hợp các hoạt động sáng tạo. Thảo luận với các giáo viên khác để lấy thêm ý tưởng. Ngoài việc tạo sự hứng thú, thầy cô cũng cần cho học sinh thấy tầm quan trọng của việc chấp nhận thử thách và dám thử những điều mới mẻ.
Thử nghiệm với một số tính năng mới trong bộ công cụ giảng dạy cũng giúp thầy cô dễ dàng phân biệt và điều chỉnh giáo trình của mình. Một hoạt động hoặc phương pháp giảng dạy mới có thể là cách hiệu quả để thu hút những học sinh mà bạn gặp khó khăn trong việc kết nối suốt năm học.
6. Cho não nghĩ ngơi
Thỉnh thoảng hãy cho học sinh nghỉ ngơi để thư giãn đầu óc. Đây là những hoạt động ngắn giúp học sinh thư giãn và vận động một chút trước khi quay lại việc học với tinh thần tập trung tốt hơn. thầy cô có thể tìm thêm ở danh sách 20 brain breaks at Mind Bloom.
Meritopia trong Mathletics là phương pháp học tập bằng trò chơi tốt nhất, giúp học sinh thêm hứng thú với bài học. Khi tích lũy đủ điểm trong Mathletics, học sinh sẽ được thưởng một khoảng thời gian thư giãn trong Meritopia, nơi các em có thể khám phá các vùng đất mới và mở khóa những nhân vật thú vị.
5. Hãy gần gũi, thân thiện
Xây dựng mối quan hệ và gắn kết với học sinh là yếu tố quan trọng để duy trì sự tương tác, và điều này chỉ có thể đạt được khi thầy cô thể hiện sự thân thiện. Chúng ta cần hiểu học sinh của mình và đồng thời để các em hiểu về chúng ta.
Dù sự hứng thú với bài học có thể thay đổi, nhưng cách cư xử, giao tiếp cùng lời nói và tiếng cười của chúng ta sẽ là yếu tố thu hút học sinh mỗi khi các em bước vào lớp.
4. Khuyến khích sự cạnh tranh lành mạnh
Sử dụng các trò chơi trong lớp, quizzes hoặc chương trình học gamified để thu hút học sinh thông qua sự cạnh tranh lành mạnh. Ví dụ, tính năng Live Mathletics trong Mathletics cho phép học sinh thử thách kỹ năng toán học của mình bằng cách tham gia các quizzes 60s và thi đua với bạn bè trong lớp hoặc với học sinh trên toàn thế giới.
Thân thiện là từ khóa ở đây. Hãy đảm bảo rằng các hoạt động cạnh tranh có mức độ rủi ro thấp và tập trung vào việc học thay vì thành tích.
3. Hãy bắt đầu bài học với những câu mở đầu hấp dẫn
Hãy thu hút học sinh ngay từ đầu bài học với một câu mở đầu hấp dẫn. Đó có thể là bất cứ điều gì để kích thích sự quan tâm, tạo mối liên hệ, hoặc khơi gợi sự tò mò về chủ đề bài học, ví dụ như:
Phần mở đầu nên ngắn gọn và chỉ tập trung mục tiêu học tập. Đây là phương pháp hiệu quả vừa thu hút sự chú ý của học sinh, vừa tạo nền tảng cho phần giảng dạy chính.
2. Cười cùng nhau
Lồng ghép sự hài hước trong quá trình giảng dạy sẽ giúp làm giảm sự căng thẳng và tạo ra một trải nghiệm thú vị hơn. Vui vẻ cùng học sinh và đừng ngại vì điều đó!
1. Trò chơi hóa việc học
Các trò chơi là tạo sự gắn kết mạnh mẽ với học sinh ngoài lớp học và chúng cũng rất hiệu quả trong việc thúc đẩy sự tham gia vào quá trình học tập. Hãy biến các hoạt động giảng dạy thành trò chơi bằng cách thêm các cấp độ khó, phần thưởng và yếu tố cạnh tranh. Thầy cô có thể tìm hiểu thêm về " gamifying learning " ở đây.
Thầy cô không cần phải tốn nhiều thời gian để tạo ra quy tắc hay vẽ bảng trò chơi. Các chương trình học gamified có thể làm thay bạn. Ví dụ, các chương trình học trong bộ 3P cung cấp một loạt các trò chơi thân thiện với học sinh cho các môn toán, văn học và khoa học. Điều thầy cô cần làm chỉ là chọn chương trình học phù hợp và cấp quyền truy cập cho học sinh.