Cải thiện kỹ năng Đọc-Hiểu với Reading Eggs: Nghiên cứu thực tiễn từ học sinh tiểu học
Tóm tắt: Đo lường hiệu quả của Reading Eggs
Trong năm học 2016 - 2017, Tiến sĩ Latisha D. Lowery đã thực hiện một nghiên cứu để xem xét tác động của chương trình Đọc - Hiểu dựa trên công nghệ, Reading Eggs, đến sự phát triển đọc hiểu của học sinh tiểu học. Năm 2017, Lowery đã chọn hai lớp khối 2 tại Trường Magnet Fairfield cho môn học Toán và Khoa học (FMSMS) thuộc Fairfield County School, Winnsboro, Nam Carolina, để tham gia. Một trong hai nhóm, ngoài việc được giảng dạy thông thường, còn sử dụng thêm ứng dụng Reading Eggs ít nhất 60 phút mỗi tuần trong thời gian thử nghiệm sáu tuần.
Nghiên cứu hoạt động này sử dụng dữ liệu định lượng từ các báo cáo tiến độ hàng tuần trong Reading Eggs kết hợp với điểm đánh giá trước và sau thang đo sự phát triển khả năng đọc - The Fountas & Pinnell Benchmark Assessment System 1 , để xác định hiệu quả.
Sau thời gian thử nghiệm, kết quả cho thấy rằng khi sử dụng kèm chương trình Reading Eggs giúp cải thiện điểm số đọc hiểu. Tỷ lệ học sinh dưới trung bình trong nhóm sử dụng Reading Egg (Lớp A) giảm 19%, trong khi tỷ lệ học sinh dưới trung bình trong nhóm không sử dụng kèm Reading Eggs (Lớp B) vẫn giữ nguyên không thay đổi.
Bảng trên thể hiện kết quả nghiên cứu của Lowery năm 2017 được ghi lại trên các trang 44–45 của nghiên cứu hành vi. Sự tăng trưởng đọc hiểu trung bình của mỗi lớp được đánh giá bằng cách sử dụng điểm số từ Hệ thống Đánh giá Chuẩn Fountas & Pinnell 1 vào đầu và cuối giai đoạn nghiên cứu trong sáu tuần.
Thách Thức: Thành thạo kỹ năng Đọc - hiểu khi trước khi vào Lớp Ba
Địa điểm nghiên cứu trong nghiên cứu năm 2017 của Lowery là Trường Magnet Fairfield cho môn Toán và Khoa học (FMSMS), trường có quy mô nhỏ, nông thôn ở Winnsboro, Nam Carolina. FMSMS phục vụ chủ yếu cho học sinh người Mỹ gốc Phi với gần 400 học sinh từ mẫu giáo đến lớp 6. Tại FMSMS, nền tảng đọc hiểu được chú trọng để đảm bảo tất cả học sinh đều đọc thành thạo vào khi vào lớp ba theo The South Carolina Read to Succeed Act năm 2014. FMSMS đã phát triển một chương trình dạy kèm dành cho học sinh mẫu giáo gặp khó khăn trong việc Đọc - Hiểu được học với một chuyên viên dạy kèm kỹ năng này trong 30 phút hàng ngày.
Lowery cho biết, đối với học sinh lớp 1 và lớp 2, các chuyên viên dạy kèm không có đủ thời gian. Giáo viên trên lớp có ít nhất 30 phút mỗi ngày để dạy kèm Đọc - Hiểu, nhưng theo Lowery, do các cấp độ đọc và số lượng học sinh trong lớp khác nhau, giáo viên không thể dạy kèm với từng học sinh mỗi ngày. Sử dụng nghiên cứu của Fountas và Pinnell (2012) về đọc hiểu có Hướng dẫn và Hệ thống đánh giá chuẩn đọc hiểu, giáo viên tại FMSMS đánh giá trước tất cả học sinh và nhóm các em theo cấp độ thành thạo. Reading Eggs được triển khai để cá nhân hoá học tập cho các em mà không cần học kèm một-một hoặc theo nhóm nhỏ.
Cách thực hiện: Nghiên cứu hành động định lượng
Xác định sự thành công của Reading Eggs như một chương trình hỗ trợ Đọc - Hiểu là vô cùng quan trọng để đảm bảo rằng tất cả học sinh từ mẫu giáo đến lớp 2 đều được cá nhân hoá để đọc hiểu thành thạo trước khi vào lớp 3.
Có 31 học sinh lớp 2 được nghiên cứu. Lớp A (15 học sinh) là nhóm thử nghiệm, lớp B (16 học sinh) trở thành nhóm đối chứng. Giáo viên của cả hai lớp đã lên kế hoạch cùng nhau và hướng dẫn rất sát sao. Học sinh được dành 30 phút mỗi ngày để sử dụng Reading Eggs, mỗi học sinh hoàn thành tối thiểu 60 phút mỗi tuần trong chương trình.
Khi học với Reading Eggs, học sinh được cung cấp hướng dẫn, thực hành và đánh giá theo tốc độ của riêng các em. Sau một bài kiểm tra phân loại ngắn, học sinh hoàn thành các bài học từ 6 đến 12 hoạt động bao quát các kỹ năng để thành thạo năm trụ cột của kỹ năng đọc, gồm: Nhận thức âm vị, ngữ âm, sự lưu loát, từ vựng và đọc hiểu.
Để đánh giá khả năng học tập vào đầu và cuối nghiên cứu, Lowery đã sử dụng Hệ thống Đánh giá Chuẩn Fountas & Pinnell 1, công cụ đánh giá một - một được sử dụng để xác định mức độ đọc hiểu giảng dạy và độc lập của học sinh. Hệ thống đánh giá sử dụng một thang đo cấp độ văn bản từ mức A–Z+ hoặc từ mẫu giáo đến lớp tám.
Dựa trên thang đo này, học sinh vào lớp 2 nên đạt cấp độ J. Giữa năm học, tiêu chuẩn của các em là cấp độ L, và vào cuối năm học là, cấp độ M. Các báo cáo tiến độ từ Reading Eggs dùng để liên tục theo dõi tiến độ của học sinh vàchỉ ra các bài học đã hoàn thành, các bài học đã thành thạo và điểm mạnh cá nhân của từng học sinh.
Hiệu quả của Reading Eggs đối với sự phát triển Đọc Hiểu ở Tiểu học
Khi so sánh sự phát triển đọc hiểu giữa hai lớp, Lowery kết luận: “Rõ ràng rằng các can thiệp do giáo viên cung cấp đã có hiệu quả trong việc cải thiện mức độ thành thạo đọc hiểu”. Tuy nhiên, Lowery lưu ý, “Vì học sinh của Lớp A đã tiến bộ hơn so với Lớp B, rõ ràng các can thiệp có mục tiêu, dựa trên nhu cầu đã có tác động tích cực đến mức độ thành thạo đọc hiểu”.
Tóm lại, học sinh được hỗ trợ Đọc - Hiểu với Reading Eggs đã cho thấy sự phát triển tổng thể nhiều hơn so với học sinh không nhận được hỗ trợ. Vào đầu năm học 2016 - 2017, 32%, tức 10 trên 31 học sinh lớp 2, không đạt mức đọc trên hoặc trên mức trung bình. Sau khi bổ sung Reading Eggs vào học tập, Lớp A đã tăng 13% số lượng học sinh đạt mức đọc trên mức trung bình và tăng 6% số lượng học sinh đạt mức đọc trên trung bình. Trong khi Lớp B,tỷ lệ vẫn không thay đổi. Khi so sánh cả hai lớp, rõ ràng rằng Lớp A đã cho thấy sự phát triển cao hơn khi93% học sinh trong Lớp A tăng ít nhất một cấp độ đọc, so với Lớp B, chỉ có 19% học sinh tăng ít nhất một cấp độ đọc”
Chuyển đổi dữ liệu thành hành động: Thay đổi cục diện trong hỗ trợ Đọc - Hiểu
Theo nghiên cứu trên của Lowery, chuyển sang năm học 2017 - 2018, ban lãnh đạo đã đưa Reading Eggs vào giảng dạy cho tất cả học sinh lớp một và lớp hai. Giáo viên đã hoàn thành một khóa đào tạo hai ngày để có thể thiết lập tài khoản, theo dõi tiến độ và tạo báo cáo nhuần nhuyễn. Sau đó, giáo viên đã thực hiện bài kiểm tra lần đầu bằng Hệ thống Đánh giá Chuẩn Fountas & Pinnell 1 và bắt đầu giảng dạy bổ sung với Reading Eggs.
Mục tiêu là mỗi học sinh có ít nhất một giờ học với Reading Eggs mỗi tuần. Phần mềm không thay thế cho dạy kèm nhóm nhỏ và dạy kèm một - một đã và đang diễn ra trong lớp học. Giáo viên vẫn sẽ giảng dạy như thường ngày, theo dõi tiến độ và ghi chú trong sổ ghi chép. Học sinh sẽ tiếp tục được đánh giá lại bằng Hệ thống Đánh giá Chuẩn Fountas & Pinnell 1, và dữ liệu sẽ được tổng hợp, phân tích trước khi đưa ra các quyết định giảng dạy tiếp theo. Nghiên cứu hành động là một chu kỳ, và mục tiêu là liên tục cải thiện các phương pháp giảng dạy cho học sinh tại Trường Magnet Fairfield cho môn học Toán và Khoa học.
Các bảng dưới đây thể hiện kết quả nghiên cứu của Lowery năm 2017 từ các trang 63–66 của nghiên cứu. Sự phát triển đọc hiểu của từng học sinh trong Lớp A (Nhóm thử nghiệm) và Lớp B (Nhóm đối chứng) theo đánh giá của Hệ thống Đánh giá Chuẩn Fountas & Pinnell 1.
Khám phá thêm về cách Reading Eggs có thể cải thiện khả năng đọc hiểu của học sinh tại trường bạn. Đặt lịch tư vấn với Flexidata ngay hôm nay để được tư vấn chi tiết và nhận giải pháp phù hợp nhất cho nhu cầu giáo dục của bạn.