<img height="1" width="1" style="display:none" src="https://www.facebook.com/tr?id=1289328872028675&amp;ev=PageView&amp;noscript=1">
Skip to content

Đại học RMIT: Tăng 1500% lượt tham gia học online với Canvas LMS

by Admin on
LMS
 
Tóm tắt

Với phương châm mang đến cho mọi người cơ hội "phát huy hết tiềm năng, định hình tương lai và hòa nhập," ngôi trường danh tiếng này xây dựng các chương trình đào tạo sinh viên đáp ứng nhu cầu của lực lượng lao động đang thay đổi nhanh chóng. Tất cả bắt đầu từ năm 1887, khi nhà sáng lập Francis Ormond ấp ủ ước mơ tạo ra một môi trường học tập thực tiễn, giúp người lao động trang bị các kỹ năng thực tế. Ngày nay, các nhà giáo dục tại RMIT vẫn tiếp nối tầm nhìn đó trên quy mô toàn cầu. Hãy cùng tìm hiểu xem việc hợp tác với Canvas đã giúp cho tổ chức hướng tới tương lai này mở rộng quy mô học online và đi đầu trong bối cảnh gián đoạn xã hội do đại dịch gần đây gây ra.

Những điểm chính
  • Đại học RMIT đã sử dụng Canvas trong quá trình chuyển đổi nhanh chóng sang học trực tuyến khi lệnh cấm đi lại do COVID-19 khiến sinh viên quốc tế không thể đến trường.
  • Trong quá trình chuyển sang học hoàn toàn trực tuyến vào năm 2020, trường đã ghi nhận sự gia tăng 1.500% tỷ lệ tham gia các buổi học online của sinh viên.
  • Là một nền tảng mã nguồn mở thương mại, Canvas cho phép RMIT mở rộng hệ sinh thái giáo dục với các tích hợp hỗ trợ các sáng kiến của trường, chẳng hạn như đánh giá quá trình học tập online của sinh viên (formative assessment) và biên soạn nội dung giảng dạy (content authoring).

Thách thức

Là một tổ chức nghiên cứu nổi tiếng với sứ mệnh hỗ trợ sinh viên trên toàn cầu, RMIT cần một đối tác chiến lược có khả năng phát triển cùng với họ, giúp họ mở rộng các sáng kiến học tập trực tuyến. Nhu cầu này đã thúc đẩy RMIT chuyển sang hệ thống quản lý học tập (LMS) Canvas vào năm 2018, thay thế cho Blackboard do nền tảng cũ có khả năng kết nối hạn chế và công nghệ lỗi thời. Trong quá trình chuyển đổi sang Canvas, RMIT đã bắt đầu "Dự án Rewire", một kế hoạch chuyển đổi và áp dụng nhanh chóng nhằm xóa bỏ những rào cản về công nghệ và tăng cường sự tham gia của giáo viên và sinh viên.

Tin tốt: Kế hoạch triển khai diễn ra nhanh chóng nhưng vẫn mang đến cho cả sinh viên và giảng viên cơ hội phản hồi, tham gia phát triển chuyên môn và nâng cao chất lượng các khóa học trong suốt quá trình thực hiện. Tin xấu: Hai năm sau, đại dịch COVID-19 bùng phát buộc các nhà giáo dục phải nhanh chóng thích nghi, phản ứng với tinh thần hòa nhập và triển khai các hệ thống mới.

Khi lệnh cấm đi lại khiến sinh viên quốc tế không thể đến trường, giảng viên RMIT đã nhanh chóng thích nghi với việc giảng dạy online. Để đáp ứng nhu cầu của sinh viên và giảng viên trong quá trình chuyển đổi này, RMIT đã nhanh chóng xây dựng các tiêu chuẩn và hướng dẫn học tập online, cung cấp chương trình đào tạo chuyên môn có định hướng, và tận dụng các đối tác và công nghệ học tập hiện có để hỗ trợ quá trình này. Mục tiêu là cung cấp các khóa học online linh hoạt và hấp dẫn, đồng thời thực hiện quy trình kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt để đảm bảo trải nghiệm dạy và học nhất quán trong mọi trường hợp.

Giải pháp

Tass Katsoulidis chia sẻ rằng tổ chức hiện đang sử dụng Canvas như "trụ cột cho tất cả hoạt động dạy và học kỹ thuật số" và đã áp dụng phương pháp học online một cách linh hoạt. Tập trung vào việc triển khai các hệ thống phù hợp và thiết lập một khung giảng dạy vững chắc, RMIT đã sử dụng Canvas để xây dựng nền tảng vững chắc, nơi học online dưới mọi hình thức có thể tiếp tục ngay cả khi đại dịch đã kết thúc.

 

Đối mặt với đại dịch COVID-19, Canvas là lựa chọn hàng đầu của chúng tôi. Chúng tôi có mối quan hệ hợp tác chiến lược với Instructure (công ty phát triển Canvas). Đại diện của Canvas dành rất nhiều thời gian cho chúng tôi, đến mức anh ấy thực sự cảm thấy mình là một phần của team chúng tôi.

— Tass Katsoulidis - Giám đốc Giải pháp Học tập và Giảng dạy tại RMIT.

 

 

 

Động lực chính của RMIT trong việc mở rộng học tập trực tuyến là để ứng phó với đại dịch, áp dụng các nguyên tắc hòa nhập và cải thiện trải nghiệm học tập kỹ thuật số. Trong các khảo sát gần đây, sinh viên tại RMIT ghi nhận sự không nhất quán trong việc sử dụng Canvas giữa các khóa học và bày tỏ nhu cầu học tập mọi lúc mọi nơi theo một cách thống nhất và thân thiện với người dùng khi giáo dục tiếp tục thay đổi.

Để đảm bảo cả giảng viên và sinh viên đều được chuẩn bị thành công, RMIT đã áp dụng phương pháp theo giai đoạn để ứng phó với đại dịch và chuyển hướng sang học online.

Giai đoạn 1: Cung cấp sự linh hoạt và hòa nhập cho người học

Để đảm bảo tính nhất quán trong các khóa học, những quy tắc giảng dạy đã được thiết lập. Giảng viên có thể thử nghiệm các tích hợp mới để thực hiện các hoạt động tương tác bên ngoài lớp học, nhằm tạo ra môi trường học tập hòa nhập hơn cho sinh viên bị ảnh hưởng bởi lệnh cấm đi lại.

Giai đoạn 2: Đảm bảo tính liên tục cho người học

Sử dụng Canvas, RMIT đã mở rộng quy mô phát triển chuyên môn cho các giảng viên đồng thời thúc đẩy học tập và tương tác hoàn toàn online cho sinh viên.

Kết quả

Kể từ khi RMIT tập trung mạnh vào học tập trực tuyến và sử dụng Canvas thống nhất, họ đã ghi nhận sự gia tăng đáng kể về mức độ tham gia của sinh viên. Chỉ tính riêng trong khoảng thời gian từ tháng 3 năm 2020 đến tháng 8 năm 2020, tổ chức đã chứng kiến mức độ tham gia trực tuyến của sinh viên tăng 1.500%.

Để thúc đẩy thêm sự tham gia trong môi trường học tập ảo và tạo sự kết nối, sinh viên RMIT sử dụng Canvas Studio để ghi và xem nội dung video tương tác. Kể từ khi chuyển sang học online hoàn toàn, mức độ sử dụng Studio của sinh viên đã tăng 107%.

Ngoài việc nâng cao trải nghiệm của sinh viên, Canvas còn mang lại cho các nhà giáo dục tại RMIT cơ hội để suy nghĩ lại các phương pháp giảng dạy của họ. RMIT đã mở rộng chiến lược đánh giá, tập trung vào việc phân phối các bài kiểm tra nhằm xác thực, định hình, thúc đẩy việc học tập, thay vì các bài kiểm tra trực tiếp, có tính chất quan trọng cao được thực hiện trước đây.

Trong tương lại. RMIT đặt mục tiêu mở rộng khả năng sáng tạo nội dung và học tập tương tác. Đồng thời, họ mong muốn loại bỏ hoàn toàn các kì thi trực tiếp và bài giảng tại lớp, thay thế chúng bằng một hệ sinh thái giáo dục vật lý và kỹ thuật số mạnh mẽ.

RMIT rất đam mê với việc học online và sẵn lòng đổi mới và thích nghi ở cả chương trình học và cấp học. Với phương pháp "chiến lược là ưu tiên hàng đầu", RMIT thực sự mong muốn tiếp tục vượt qua các rào cản về công nghệ và sư phạm, đồng thời duy trì cam kết về chất lượng khóa học và đáp ứng nhu cầu của sinh viên trên toàn cầu.

 

Trong năm năm tới, chúng tôi muốn có chiến lược rõ ràng, tiếp tục mở rộng hệ thống Canvas thông qua các tích hợp của bên thứ ba và luôn sẵn sàng thay đổi.

— Tass Katsoulidis - Giám đốc Giải pháp Học tập và Giảng dạy tại RMIT.