Learning Management System (LMS) – Khi nào là thời điểm phù hợp để triển khai?
Rất nhiều những vấn đề tiếp tục phát sinh phía sau câu chuyện triển-khai-xong một hệ thống LMS cho thấy việc đưa một hệ thống vào ứng dụng thực tế trong tổ chức không phải là câu chuyện ngày một ngày hai mà là cả một hành trình dài với sự nỗ lực từ nhiều phía. Đó không chỉ là câu chuyện về công cụ (tool), mà còn là câu chuyện về triết lý giáo dục (philosophy), về định hướng và chiến lược phát triển cho sinh viên & mỗi cá thể trong nhà trường.
Đồng hành cùng nhiều trường đại học lớn tại Việt Nam và Úc trong hành trình ứng dụng công nghệ trong hoạt động nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập, để các trường có thể tự đánh giá được “mức độ sẵn sàng” trong việc triển khai hệ thống quản lý học tập LMS, dưới đây là 3 dấu hiệu cho thấy trường đã sẵn sàng cho cuộc cải cách về chất lượng dạy và học:
1. Tối ưu nguồn lực của nhà trường
Việc ứng dụng công nghệ mới sẽ giúp quá trình dạy và học hiệu quả hơn và tiết kiệm nguồn lực cho các bên liên quan (người quản lý, giáo viên, và cả sinh viên). Di chuyển một số môn học chung lên online để dạy được nhiều sinh viên hơn, tiết kiệm thời gian giảng dạy cho giáo viên, dành thời gian cho những tương tác có chất lượng là một số lợi ích mà công nghệ có thể mang lại. Cái gì công nghệ có thể làm được và làm tốt, thì hãy tận dụng công nghệ để tiết kiệm nguồn lực con người cho những công việc phức tạp hơn.
Với một môn học 500 học sinh, thay vì chia 5 buổi trong tuần với 1 giảng viên thì sinh viên có thể học online trước, lúc lên lớp giáo viên chỉ cần tập trung vào giải đáp các thắc mắc và hướng dẫn.
2. Chuẩn bị cho sinh viên các kĩ năng cần thiết cho tương lai
Trước những thay đổi không thể dự đoán của tương lai, mục tiêu của giáo dục bậc đại học cũng thay đổi sang chuẩn bị cho sinh viên những kĩ năng cần thiết cho tương lai – như Kĩ năng thích nghi nhanh (Adaptability), Trí thông minh cảm xúc (EQ), Tư duy phản biện (Critical Thinking), Sự sáng tạo ( Creativity), Sự cộng tác (Collaboration), … Với kho kiến thức đồ sộ cần phải học và rất nhiều kĩ năng cần chuẩn bị cho tương lai, việc có một nền tảng học tập trực tuyến sẽ giúp sinh viên có môi trường thuận lợi để phát triển, và nhà trường sẽ có nhiều dữ liệu (data) để đánh giá và cải thiện chất lượng đào tạo tại trường một cách quan.
3. Trường có kế hoạch chuyển đổi sang Blended Learning và đào tạo từ xa
Trong buổi webinar #3 của Flexidata về chủ đề “Kinh nghiệm giảng dạy từ Đại học trực tuyến FUNiX“, TS. Nguyễn Thành Nam đã chia sẻ về triết lý và mô hình đào tạo rất thú vị của trường đại học FUNiX (Xem Livestream buổi chia sẻ tại đây tại đây). Đào tạo từ xa, online learning, blended learning nói chung đang trở thành một mô hình đào tạo được ưa chuộng và mang lại nhiều giá trị cho cả phía nhà trường & người học. Nếu quan tâm và có định hướng triển khai các mô hình học tập đó, việc tham khảo thông tin và chuẩn bị cho việc triển khai LMS là điều tất yếu và cần thực hiện càng sớm càng tốt.
Xem thêm Phần chia sẻ từ Lindsay Rattray – Learning Design Expert tại Úc về 3 mô hình LMS phổ biến trên thế giới.
LMS x ClassCom là giải pháp của Flexidata được triển khai trên nền tảng Canvas (hoặc Moodle) tích hợp với ClassCom (nền tảng nhắn tin hiện đại ứng dụng công nghệ AI) hướng đến mục tiêu hỗ trợ các trường chuyển dịch hoạt động dạy và học từ offline lên online một cách hiệu quả hơn. Nếu quan tâm và muốn triển khai nền tảng LMS x ClassCom, trường có thể tham khảo thêm về giải pháp tại đây.